Tổng quan Nhuộm_Giemsa

Vùng nhiễm kí sinh trùng Myxobolus cerebralis gây bệnh Whirling đã nhuộm G.
  • Một số thành phần trong thuốc nhuộm G kết dính với các cấu trúc đặc trưng trong một số loài kí sinh trùng, nên sau khi nhuộm có thể phát hiện ra sự khu trú của chúng trong mô người bệnh. Chẳng hạn, vùng nhiễm trùng Myxobolus cerebralis gây bệnh Whirling được phát hiện dưới kính hiển vi sau khi tiến hành nhuộm G (hình bên).
  • nhiễm sắc thể, các vùng dị nhiễm sắc chất (heterochromatin) thường có nhiều ađênintimin (A-T) nên sau khi nhuộm G thì thường có màu tối. Ngược lại, vùng chất nhiễm sắc thật (euchromatin) lại thường nhiều guaninxitôzin (G-X) nên khi kết hợp với thuốc nhuộm Giemsa thì xuất hiện dưới dạng băng sáng màu hơn dưới kính hiển vi.[4] Do đó, một số thành phần trong thuốc nhuộm G khi đã tự gắn vào các vùng nhiều A-T sẽ tạo ra các băng (dải, vệt) tối xen kẽ với các băng G-X sáng màu. Việc nhuộm màu đúng quy trình sẽ tạo nên hình ảnh chuẩn các NST có những băng đặc trưng, nhờ đó tạo nên mô hình chuẩn của kiểu nhân với mỗi nhiễm sắc thể có các băng được đánh số theo quy ước khoa học, giúp xác định rõ và mô tả chính xác vị trí của một lô-cut gen hoặc nhóm mô-cut.[5]

Liên quan